Vệ sinh răng miệng sai do 10 thói quenh hay gặp

Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày hầu hết đều được mọi người quan tâm để bảo vệ sức khỏe răng miệng bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Sau đây là chia sẻ 10 Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách hay gặp nhất khiến răng, hệ thống mô quanh răng vùng miệng bị tổn thương

1. Đánh răng lực quá mạnh

Hầu hết mọi người đều cho răng phải đánh răng mạnh thì mới có thể làm sạch được mảng bám trên răng. Thường đánh răng nhẹ chúng ta cảm nhận như không được sạch. Nhưng thực tế không phải vậy. Khi đánh răng quá mạnh sẽ làm tổn thương đến nướu (lợi), có thể gây chảy máu nướu chân răng. Đánh răng mạnh như vậy, lâu ngày còn làm lớp men bề mặt răng bì mòn, khuyết, dẫn đến nhiều hậu quả về sau: ê buốt, đau, viêm tủy…

Do vậy, hãy thay đổi thói quen đánh răng quá mạnh này bằng cách di chuyển bàn chải qua lại với khoảng ngắn, nhẹ nhàng và chính xác từng vị trí. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn loại bàn chải có tay cầm góc cạnh mục đích để làm giảm áp lực khi đánh răng. Bạn có thể xem cách đánh răng đúng cách khoa học tại đây.

2. Đánh răng vội vàng

Bạn không nên đánh răng vội vàng hay quá nhanh, theo cách chuyên gia thời gian đánh răng đúng nên thực hiện trong ít nhất 2 phút. Đồng thời, nên đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Thông thường, chúng ta không để ý lắm về thời gian đánh răng của mình, theo một số nghiên cứu cho thấy rằng thời gian đánh răng trung bình của người Việt đa số chưa tới một phụt rưỡi và chính vì vậy khó có thể đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Để tạo được thói quen đánh răng đủ thời gian, bạn có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ theo dõi hoặc dùng loại bàn chải có bộ hẹn giờ tự động. Lâu ngày, bạn sẽ dần quen với việc kiểm soát thời gian và sẽ không cần phải hẹn giờ để nhắc nhở bản thân.

Có thể sử dụng bàn chải có bộ hẹn giờ khi đánh răng

Hiện nay bạn có thể sử dụng bàn chải có bộ hẹn giờ để theo dõi thời gian đánh răng

3. Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ngay sau khi ăn

Đánh răng ngay sau bữa ăn chính là cách mà thường chúng ta hay thực hiện, nhưng đây lại là cách vệ sinh răng miệng sai lầm nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng mòn men răng. Bởi khi vừa ăn xong, các chất axit có trong thức ăn sẽ làm mềm men răng, nếu đánh răng lúc này sẽ làm răng bị tổn thương, mòn và yếu. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia trên thế giới thời gian đảm bảo an toàn khi đánh răng là 30 phút sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống các đồ ănthực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, nho, nước soda có gas….

4. Đánh răng sử dụng bàn chải lông cứng

Khi bạn lựa chọn loại bàn chải răng để sử dụng thì cần chú ý đến độ mềm của lông bàn chải. Với một bàn chải lông quá cứng, sẽ dễ gây ra tổn thương cho nướu (lợi), mô mềm quanh răng, do vậy lựa chọn loại bàn chải có lông mềm mại sẽ là cách vệ sinh răng miệng đúng đắn nhất.

Nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm

Nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm

5. Không thay bàn chải định kỳ mỗi năm

Sau một thời gian sử dụng bàn chải  đánh răng chúng ta sẽ thấy hiện tượng lông bị gãy, mòn, cong, hôi,… và dĩ nhiên là không thể đánh răng sạch được. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm bạn nên thay bàn chải  răng mới.

Theo Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ thế giới, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3 đến 4 tháng 1 lần. Trường hợp bạn gặp phải một số bệnh lý răng miệng (bệnh nha chu, viêm quanh răng,…) thì dù chưa đến 3 tháng sử dụng, bạn cũng nên thay mới. Vì vi khuẩn, nấm, virus,… còn lại từ căn bệnh trong miệng có thể bám vào bàn chải và phát triển trong đó.

6. Không vệ sinh lưỡi kèm theo lúc vệ sinh răng miệng

Không chỉ hai hàm răng mà lưỡi cũng là khu vực tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, vi nấm có hại. Mảng bám, vụn thức ăn và những phần tử nhỏ có thể dễ dàng dính, mắc lại trên bề mặt lưỡi. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến miệng, hơi thở của bạn không được thơm mát, thậm chí là có mùi hôi khi giao tiếp. Chính vì vậy, để vệ sinh răng miệng được đảm bảo thì bạn đừng quên cạo lưỡi hàng ngày.

Vệ sinh lưỡi để làm sạch tổng quát răng miệng

Vệ sinh lưỡi bằng cách chải nhẹ lên bề mặt lưỡi để làm sạch lưỡi

7. Không súc miệng lại sau khi đánh răng

Thói quen hay sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng của nhiều người đó chính là không súc miệng lại sau khi đánh răng. Nếu chỉ nhổ bỏ kem đánh răng thì sẽ không thể nào làm sạch được mảng bám, vụn thức ăn và vi khuẩn đã tách rời khi đánh răng.

Vì thế, súc miệng lại sau khi đánh răng là rất cần thiết, để hoàn tất việc đánh răng sạch sẽ mỗi ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn, nước muối sinh lý hoặc thậm chí chỉ cần súc miệng với nước lọc cũng được.

8. Không dùng chỉ nha khoa thường xuyên khi vệ sinh răng miệng

Việc dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn giữa các kẽ răng và vùng răng dưới nướu. Không nên xỉa răng bằng những tăm vì sử dụng không đúng cách sẽ làm hở kẽ răng và tổn thương nướu  (lợi) nghiêm trọng, biểu hiện qua chảy máu vùng nướu chân răng.
Hơn nữa, dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng sẽ làm sạch những vị trí nhạy cảm, mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được, giúp hàm răng sạch sẽ hoàn toàn, ngăn ngừa bệnh viêm nướu viêm mô quanh răng.

9. Chỉ khi có răng đau mới đi khám

Không kiểm tra răng định kỳ mặc dù bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt tại nhà, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa định kỳ 5-6 tháng một lần. Các mảng bám, vụn thức ăn còn lại trên răng lâu ngày sẽ đặc và cứng lại, dĩ nhiên bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ chúng hoàn toàn được. Vì thế bạn cần đến các nha sĩ để họ lấy vôi răng (cao răng) bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời giúp bạn kiểm tra để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường nghiêm trọng về răng miệng của bạn.

Khi răng bạn bị đau răng, điều đó có nghĩa mô răng của bạn đã bị tổn thương quá nhiều, tình trạng nghiêm trọng này là biểu hiện của viêm tủy răng. Vào lúc này chữa răng sẽ rất khó khăn, mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó bạn nên đi khám trước khi có triệu chứng đau để được kiểm tra mô nha chu (mô quanh răng), hướng dẫn cách vệ sinh răng và xử lý các răng khi chưa đau.

10. Pha nước muối súc miệng sai tỉ lệ

Các loại nước súc miệng được bán sẵn trên thị trường hiện nay tuy rất tiện dụng nhưng các thành phần hóa học có tính tẩy mạnh (thường cũng có cồn) lại dễ gây khô khoang miệng, một số loại có hàm lượng flour quá cao không thích hợp với trẻ em. Do vậy, nên không ít người vẫn áp dụng phương pháp súc miệng bằng nước muối tự pha loãng vừa kháng khuẩn, giảm viêm nướu, vừa dễ làm tại nhà.

Tuy nhiên, nước muối tự pha tại nhà lại thường không được đo lường đúng tỉ lệ, giữa muối và nước. Làm giảm hiệu quả sát khuẩn, nếu lượng muối không đủ. Hoặc ngược lại, nồng độ muối quá cao có thể làm lở loét niêm mạc miệng, nướu răng bị tụt, cao huyết áp do nồng độ muối cao thấm vào máu qua cách mạnh máu dưới niêm mạc miệng… Bởi vậy, để chăm sóc răng miệng có hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng nước muối sinh lý với tỉ lệ pha chuẩn xác 0.9% (hay 9 phần ngàn) được bán tại các hiệu thuốc để súc miệng.

Trên đây, Nha khoa Hoàng Yến đã chia sẻ đến bạn 10 Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách hay gặp. Hy vọng các mọi người sẽ xây dựng được cho mình những thói quen vệ sinh răng miệng đúng đắn lành mạnh để luôn có hàm răng chắc khỏe, cùng nụ cười tự tin.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *